Lắng Nghe Chính Mình | Giang Trần & Cô Hai Podcast | Night Talk 01

Xin chào! Chào mừng mọi người đến với cô Hai Podcast chuyên mục trò chuyện trước khi ngủ. Mình là Cô Hai, là host của chương trình. Ngày hôm nay chúng ta sẽ có một người khách mời đó là Giang! 

 

Giang ơi! Đầu tiên Giang hãy giới thiệu về bản thân bà một xíu nha!

 

Xin chào mọi người, mình tên là Thảo Giang. Tên đầy đủ đi là Trần Lê Thảo Giang nhưng mà mọi người hay gọi là Giang Ú.

 

Biệt danh này là từ hồi nào tới giờ vậy Giang? 

 

Từ hồi đi học cấp ba tới giờ đó!  

 

Hiện tại thì Giang đang làm công việc gì? 

 

Giang đang làm bộ phận Customer service cho một công ty chuyên về đồ gỗ nội ngoại thất mà thị trường chính là đang ở Mỹ. Customer service ở bên này có cái range khá là rộng. Nghĩa là nó sẽ đi từ từ đầu tiên đó là câu hỏi, trước khi khách hàng họ quyết định mua hay họ làm hợp đồng hay bất cứ cái gì sẽ có tất cả các câu hỏi. Bộ phận Customer Service sẽ là người trả lời giải đáp để mà thuyết phục cho khách hàng mua sản phẩm. Sau khi khách hàng đã mua sản phẩm thì sẽ có rất là nhiều vấn đề phát sinh. Ví dụ như là tình hình hư hỏng dịch vụ hậu mãi, hoặc có những cái thay thế thì tất cả là Customer Service sẽ phải chăm sóc hết. 

 

Hay quá! Vậy trong ngành dịch vụ, nếu mà đã làm lâu thì sẽ có một cái sự kiên nhẫn đúng không?  Được biết thêm Giang đang làm mẹ của một bé trai rất là dễ thương. Hôm nay Giang chia sẻ thêm về cơ duyên Giang biết đến Cô Hai Podcast là như thế nào? Câu hỏi này thật ra là tui biết rồi nhưng nhờ Giang chia sẻ lại với mọi người nhé! 

 

Giang biết đến Cô Hai Podcast khi nó còn đang ở phôi thai chứ chưa thành hình nữa. Ngày xưa thấy có một Cô Hai rất là đáng yêu, chăm chỉ lên trên nhóm On Writing Daily. Giang thấy bạn chưa thực sự sẵn sàng để làm podcast, nhưng mà bạn ấy luôn sẵn sàng để giúp đỡ, chia sẻ để mọi người cùng làm Podcast. Giang thấy rất là đáng yêu, rất là tâm huyết. Vì vậy nên theo Cô Hai biết cho tới giờ luôn. Giờ thì kênh CPC đã rất chuyên nghiệp, nhiều bài nên rất vui! 

 

Cảm ơn bà! Tui nhớ là cái cái ngày đầu tiên mà bà nhắn tin cho tui thì bà đã có dự định làm Podcast đúng không?  Và khi đó tựa đề làm Podcast đã thu hút được bà thành ra là đó là cơ duyên mà tôi với bà lại gặp nhau. Giờ thì tụi mình sẽ trò chuyện một xíu trước khi ngủ nha! Tiêu đề tui chọn cho tập podcast hôm nay là “Lắng Nghe Chính Mình”. Lý do tui chọn chủ đề này vì tui biết bà là một người lắng nghe bản thân khá tốt. Ngay cả thói quen ngủ của bà cũng khá dễ chịu nên tui đang muốn nghe thử liệu lắng nghe bản thân có giúp ngủ ngon hơn không. Bé trai của bà được bao nhiêu tuổi rồi bà?

 

Ben hiện được 5 tuổi rồi! 

 

Vậy là bà đã trải qua 5 năm làm mẹ, tính thêm thời gian Ben trong bụng mẹ nữa. Rồi bà thấy khi trở thành một người mẹ đó thì bà thấy giấc ngủ của bà nó có thay đổi gì không? 

 

Hiển nhiên trở thành một người mẹ thì cái vấn đề Giấc ngủ không phải là vấn đề của riêng một bà mẹ mà là vấn đề của rất nhiều bà mẹ. Hầu như là trong giai đoạn 6 tháng đầu, Ben sẽ phải bú đêm vào ban đêm rất nhiều.  Bạn thì cắt bú đêm khá sớm nhưng mà sẽ có những bạn thì cũng phải duy trì đến khoảng 6 tháng thì hầu như đêm thì bà mẹ sẽ phải thức dậy để cho em bú.  Giai đoạn sau đó thì có thể là em không bú đêm nữa, ngủ xuyên đêm nhưng mà sẽ bắt đầu có những cái phát triển về thể chất như:  mọc răng, có những phản kháng với môi trường xung quanh là em sẽ sốt. Các bà mẹ sẽ khá là lo lắng và cũng khó mà có một giấc ngủ mà gọi là xuyên đêm lắm! Đến khi mà bạn mấy bạn nhỏ bạn ấy lớn một xí, ví dụ như tầm ngoài một tuổi cho tới hai tuổi thì có vẻ ok hơn. Thực ra Giang thuộc dạng dễ ngủ đó nhưng mà rất nhiều bà mẹ thì cũng ám ảnh, bởi vì ngủ với con nít nó không có màu hồng giống như trên mấy cái video clip dễ thương. Mấy bạn nhỏ mấy bạn ấy sẽ kiểu như là hiếu động, ban đêm các bạn ngủ sẽ có lăn quay làm cho các bà mẹ ngủ không có ngon. Nhưng cái này á thì nó cũng hơi thuộc về quan điểm cá nhân bởi vì hiện tại cũng có rất là nhiều phương pháp như là Easy hay Cap Nut  để làm cho các bạn nhỏ có thể ngủ được xuyên đêm khá sớm cũng như là tách mẹ khá sớm. hưng vấn đề này không chỉ gây tranh cãi ở Việt Nam mà trên thế giới. Người ta cũng đang vẫn thảo luận rất là sôi nổi về chủ đề này. Có những người họ cho rằng là phải tách con ra sớm nhưng có những người họ cho rằng tách con ra sớm thì sẽ bị thiếu thốn tình cảm của mẹ. Bản thân Giang cảm thấy là khi mình nuôi dày một đứa trẻ thì không có phương pháp nào cả phương pháp duy nhất. Nghĩa là mình sẽ quan sát con, khi nào bạn ấy thực sự cần có hơi ấm của mẹ thì mẹ sẽ hiện diện. Con cảm thấy không cô đơn, nhưng  đến khi mà mình quan sát cái này nó còn có nhiều sự nhạy cảm của người mẹ. Quan sát và thấy bạn ấy đủ lông đủ cánh rồi bạn ấy có thể bay được rồi thì mình bắt buộc mình phải tách bạn ấy ra để bạn ấy trưởng thành hơn. Đây gọi là sự nhạy cảm. Quan sát tình yêu của người mẹ thì sẽ thấy được cái điều đấy, và i trong thời gian chuyển đổi, thay đổi cái thói quen ngủ, thì mình đã làm gì ngoài việc quan sát và lắng nghe con?

 

Mình có hành động nào cho bản thân không?  Nghĩa là ngoài việc quan sát con thì bà có quan sát bản thân không? 

 

Với tôi thì Ben cũng là đứa đầu, ngay thời điểm khi mà mình sinh em bé thì xung quanh mình những cái phương pháp chữa lành nó không có phổ biến như bây giờ. Khi đó mình cảm thấy có một cái khoảng trống khoảng rộng rất là lớn. Vì mình đang từ một cô gái rất là năng động, làm được rất là nhiều việc, đến giờ ngủ thì bao giờ mình cũng ngủ xuyên đêm. Mình rất dễ ngủ, chỉ là nằm xuống giường và tích tắc 1 2 3 là vô giấc ngủ ngay. Bây giờ có con mình thèm ngủ, mình cũng không được ngủ. Nó sẽ bắt đầu tạo ra một trạng thái cực kỳ là căng thẳng vào giai đoạn đầu. Mình không biết làm sao để cân bằng nữa! Có những ngày mà mình thèm ngủ đến mức độ phải lấy những cái gối rất là lớn để mình chặn lại hết, đảm bảo là em bé sẽ không có bị lọt xuống giường. Lúc đó chỉ có gục mặt xuống gối để mà ngủ thôi! Ngủ tầm khoảng  5 – 10 phút để nó cân bằng lại cái trí não của mình thôi! Và mình bắt đầu mình phát hiện ra: thời gian mà mình sinh con xong lại tập trung quá nhiều cho bạn ấy. Mình lại bỏ quên chính bản thân mình, và điều này nó tạo ra trạng thái không cân bằng. Đôi khi những người mẹ sẽ bị rơi vào một cái bẫy rằng là mình có con thì cái gì mình cũng vì con mình, hy sinh cho con nhưng nếu mình không hiểu được chính mình, mình không có hiện diện cho mình, thời gian mà mình hiện diện bên con cũng không trọn vẹn. Nói một cách dễ hiểu: khi mà mình căng thẳng thì mình ở bên cạnh bạn đó mình rất dễ nổi nóng. Nói chung là cái này là Giang đã có một cái sự quan sát rộng luôn á chứ không phải riêng một mình Giang. Nghĩa là khi mà mình bắt đầu giấc ngủ không ngon, mình sẽ rất căng thẳng, dễ nổi cáu. Khi mình nổi cáu thì đứa yếu thế nhất trong cái cái vòng quay đó sẽ là đứa con nít. Nó không có khả năng phản kháng mình. Mình phản ứng với chồng mình, bạn ấy sẽ khó chịu và phản kháng lại. Nhưng một đứa trẻ nó không biết làm thế. Đôi khi mình Phải biết lắng nghe bản thân mình mình, phải cân bằng được chính mình thì mình mới nuôi dạy được một em bé hạnh phúc. 

 

Nói nhiều hơn một xíu về cái sự lắng nghe chính bản thân: Ví dụ như quan sát về cái biểu hiện của cơ thể. Ví dụ như bị nhức đầu, chóng mặt cái đó là triệu chứng chung. Còn có những cảm xúc ngày hôm đó mình dễ nổi cáu thì khi mà rơi vào cái tình huống bản thân nóng giận, bà sẽ làm gì để mà cân bằng lại? Mình biết mình nóng giận  có nghĩa là mình đang lắng nghe mình rồi đó!  Nhưng mà rơi vào trường hợp như vậy thì thường Giang sẽ làm cái gì cái đầu tiên?

 

Điều đầu tiên mọi người phải quan tâm đó là cái thân. Bởi vì cơ thể này nó sẽ đi đồng hành với mình rất lâu dài. Nhưng mình lại không hề có sự quan sát nó. Mọi người có thể làm thử một cái bài thí nghiệm: khi mà mình nóng giận, mỗi người sẽ có một cái Phản ứng nào đó trên thân rất rõ ràng và khác nhau. Có những người bị căng cơ mặt lên, nghĩa là khi mà mình giận á là hai cái phần gò má của mình nó sẽ bị căng nó sẽ bị nóng lên rất là rõ hoặc có những người khi họ bắt đầu có cơn giận là họ sẽ cảm thấy có một cơn trào lên lồng ngực.  

 

Họ cảm thấy khó thở nhưng bỏ quên cái thân mình quá lâu, thành ra họ nghĩ nó bình thường đúng không?

 

Ừ mình thấy nó bình thường mình nhưng mà nó không có bình thường bởi vì mỗi khi mà mình giận, có rất là nhiều liên kết nơron thần kinh của mình nó bị đứt, tạo thành trạng thái căng thẳng, mệt mỏi và gây ra triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn. Hành trình lắng nghe bản thân là phải lắng nghe cái thân trước, bởi vì cái thân nó sẽ là kết nối với cái tâm. Khi mình hiểu được cái thân mình, dần dần mình sẽ bắt đầu nhận biết cái tâm. Nghĩa là mình thấy cái triệu chứng đó là mình biết cái tâm của mình đang khởi lên một  điều gì đấy và mình bắt đầu trên cái hành trình khám phá và thấu hiểu. Giang có một cái tip cho mọi người, đó là hầu như khi mà chúng ta quan sát, chúng ta thường hay dán nhãn rằng là cảm xúc đó là tốt hay là xấu. Điều này cực kỳ là độc hại bởi vì cảm xúc nó chỉ đơn giả là cảm xúc thôi. Nó không có tốt hay xấu.  Khi bạn phản ứng với sự giận dữ, nó không phải là cảm xúc xấu.  Mà đó gọi là cảm xúc bảo vệ bản thân. Giận là một cái cơ chế bảo vệ cho cơ thể. Ví dụ như khi mình nổi giận với đứa trẻ, nó thể hiện rằng là tôi mệt lắm rồi! Cơ thể tôi đang bị rệu rã lắm rồi, tôi không thể cố gắng nổi được nữa. Nó chỉ là một cái cảm xúc bảo vệ thôi. Khi mình vui vẻ thì nó cũng không phải là một cảm xúc tốt hay xấu mà nó là một cảm xúc kết nối có nghĩa là khi đó mình rất là muốn kết nối với người khác. Mình rất là muốn trao đi,  muốn yêu thương và nó chỉ đơn giản là vậy. Có một cái tip rằng là chỉ cần mình check in được cảm xúc của mình. 

 

Check in nhưng mà không có một sự phán xét nào giống như là một cái trạm dừng đúng không? Giống như hôm nay tôi đến cái trạm nóng giận rồi thì giống như là Tôi check in cái trạm đó thôi, chứ tôi không phải là cảm xúc nóng giận đó. 

 

Ừ đúng rồi! Mình sẽ đóng vai là người quan sát thì trong vòng từ 27 đến 30 giây cảm xúc nó sẽ đi. 

 

Chứ đâu có thể nào mà nóng giận từ sáng cho tới chiều tối đâu đúng không?  Nếu mà như vậy thì chắc không có một cái giấc ngủ nào xảy ra luôn á! 

 

Trên hành trình lắng nghe chính mình, mỗi người nó sẽ có một cái hành trình khác 

nhau. Nó phụ thuộc vào những cái ước mơ đã bị lãng quên của mình, phụ thuộc vào những cái đam mê đã bị lãng quên của mình. Từ cái thấu hiểu được nội tâm, con đường về bên trong của mỗi người nó sẽ mở ra khác nhau. Ví dụ như cô Hai nè, tìm được cái đam mê là làm Podcast, luyện giọng rồi viết lách này nọ.  

 

Thấu hiểu chính mình, lắng nghe chính mình thì chẳng những mình ngủ ngon mà mình thức nó cũng ngon nữa! Kiểu luôn yêu đời, yêu người. Cảm thấy mình làm việc trước đây, khi mà mình chưa lắng nghe chính mình, thời gian làm việc là thời gian của công ty mình cảm thấy rằng tôi phải cống hiến cho công ty đó và tôi nhận lại cái đồng lương với những gì tôi đã bỏ ra. Nhưng mà thật sự khi mà bạn lắng nghe chính mình như ở vị trí của Giang, mỗi một cái email viết cho khách mình cảm thấy đó là một cái bông hoa mình tặng cho cuộc đời. Mình viết email như thế nào để mà khách hàng của mình hiển nhiên khi mà họ tìm đến Customer

Service là họ đang giận rồi.

 

Mình không thể nào thổi cho cái ngọn lửa nó nó bùng lên đúng không?

 

Ừ mình có thể xoa dịu không chỉ riêng lợi ích công ty không mà là mình mang lại một cái niềm vui cho một cái con người khác. Tự nhiên mình cảm thấy cái thời gian mình làm việc

cũng là thời gian mình cống hiến cho cuộc đời. Lúc đó nó nó sẽ không có cái sự phân biệt rằng là thời gian này là công ty, thời gian này là của tôi. 

 

Hồi nãy bà chia sẻ là thức ngon á! Cái đó nghe khá là mới, nhưng mà nó cũng không mới lắm! Nghe nó thú vị lắm! Nào giờ ai cũng kêu là “chúc ngủ ngon” chứ không ai nói 

“chúc thức ngon” hết! 

 

Khi mà chúng ta ngủ đủ giấc, mình thức dậy với một tinh thần rất sảng khoái đúng không?  Khi đó mình mới có thể tập trung vào những việc mình cần làm một cách hiệu quả. 

 

Hôm nào mà thức tới ba, bốn giờ sáng thì tự nhiên hôm sau thức dậy là chao đảo liền. Lái xe không tập trung, ai nói cái gì cũng nghe ong ong bên lỗ tai,  rồi không có hiểu người ta nói cái gì. Thậm chí là cái mặt của mình cũng không có tí cảm xúc gì hết á! 

 

Tui nghĩ thức ngon khá hay, vì phải ngủ ngon mới thức ngon được chứ! 

 

Giang chia sẻ thêm với mọi người, một năm thì có sẽ có Xuân Hạ Thu Đông. Một ngày nó cũng sẽ có xuân hạ thu đông và buổi tối chính là buổi Đông của một ngày. Một tiếng đồng hồ khi mà bạn thức vào buổi tối thì bạn sẽ phải bù lại ba tiếng đồng hồ. Cho nên khi mà các bạn thức quá khuya, bạn không thể nào các bạn thức ngon được! 

 

Để ngủ ngon thì ngoài việc lắng nghe bản thân mình, chữ buông còn là một điều rất quan trọng. Làm thế nào khi mà chúng ta bước lên trên giường, chúng ta sẽ phải có một cái một cái thủ thuật để cho chúng ta có thể buông. Ví dụ như cái mẹo mà Giang sẽ hay dạy cho bạn nhỏ nhà Giang. Trước khi đi ngủ sẽ đặt tay lên trên lòng ngực và sẽ nói là tôi đã trải qua một ngày thật là tuyệt vời!  Thật là may mắn và thành công!  Tôi không có một chút hối tiếc gì cho ngày vừa trải qua. Bây giờ tôi đã sẵn sàng để bước vào một giấc ngủ thật là sâu lắng, bình an. Sau đó là hai mẹ con sẽ chúc nhau ngủ ngon, ôm nhau hôn nhau. Rồi sau đó bạn ấy đi ngủ và bạn ấy ngủ rất là ngon rất là dễ thương!

 

Hồi nãy Giang có nói một tiếng thức khuya và sau đó ngủ bù đúng không? Nhưng mà theo cái tài liệu mà tui đọc được, bạn đã mất giấc ngủ đó rồi là bạn sẽ không có lấy lại được luôn chứ không có bù.

 

Cảm giác thấy đói xong rồi ăn bù, nhưng thức khuya sẽ không ngủ bù được. Thật sự khi mà chúng ta đã mất cái giấc đó đi rồi thì chúng ta sẽ không có buộc được luôn. Đó là lý do tại sao mà sau này tui đã hạn chế thức đêm trở thành cú đêm.

 

Trong một một tháng sẽ có khoảng chừng 2 ngày tự nhiên giống như là bị thần phone nhập. Cứ xem phone miết rồi không có bỏ xuống được luôn!  Mình biết là làm cái đó là xấu lắm nhưng mà vẫn lướt Tiktok, vẫn lướt Instagram,  vẫn lướt YouTube xem post của mình, hôm nay kênh của mình được bao nhiêu like này nọ. Thực sự là lúc đó là mình biết là xấu lắm, nhưng mà giống như là cái ông thần phone ổng nhập mình rồi mình không có thể nào dứt ra được luôn. 

 

Người ta thống kê rằng là một tiếng mình ngủ ban đêm, để mà lắp lại cái khoảng trống ấy thì mình phải bù lại ba  đến bốn tiếng. Nhưng Giang nghĩ y học Đông Phương người ta đã phân ra là sau 11 giờ đêm mà thật sự là sau 10 giờ thôi, nó được tính là đông rồi! 

 

Thật ra thì phương đông hay phương tây nó cũng chỉ là một cái suy nghĩ một cái quan điểm từ cái góc nhìn. Có rất là nhiều tài liệu về giấc ngủ và  giấc ngủ thì bí ẩn lắm nha! Có những người người ta dành cả cuộc đời của người ta chỉ nghiên cứu về giấc ngủ thôi có những người như vậy luôn á! Có những người tui thấy là đã viết sách và tui đã mua cuốn sách đó luôn rồi! Câu chuyện giấc ngủ nó không chỉ dừng lại ở việc ngủ được hay không. Nó còn liên quan đến nhiều yếu tố giống như là cảm xúc, stress, môi trường xung quanh rồi rất nhiều yếu tố khác nữa! Nếu như mà mình để ý mình thấy cái độ tuổi nó cũng liên quan đến giấc ngủ nữa. Những em bé thì nó ngủ hoài mà khi mà em bé nó lớn lên rồi thành thanh niên 15,16, 17, 18, 19, 20 cho tới 25 tuổi, thức đêm vô cùng tuyệt vời không cảm thấy mệt mỏi. Cảm giác như là ta là cả thế giới luôn!  Nhưng khi bước vào tuổi 30 thì thức một đêm thôi, hôm sau cảm giác thế giới quanh mình toàn là màu vàng, rũ rượi, chao đảo ngay và luôn! Đến hơn 60 tuổi thì có người nói là không ngủ được gì luôn á! Nhưng thật sự ngủ hai, ba tiếng thức dậy cảm giác như chưa ngủ miếng nào. Có rất là nhiều cái bí ẩn xung quanh giấc ngủ, thành ra tui cảm thấy khi mình theo đuổi con đường mà làm podcast ngủ, mình hiểu là trong cuộc sống có rất nhiều cái trăn trở. Cũng như là Giang, Giang có em bé, mặc dù tui chưa có em bé gì hết mà tôi đã phải trải qua cái cảm giác khó ngủ. Tui chuẩn bị tâm lý mài mốt là có bé là không có ngủ được. Tại ai cũng nói như vậy hết luôn, mà đúng thật là như vậy. Hồi nãy Giang nói là trước khi ngủ để tay lên ngực đúng không? Nói với bản thân là hôm nay mình cảm thấy biết ơn nè. Ngoài tip đó thì còn thói quen nào khác giúp buông hết suy nghĩ tiêu cực để ngủ ngon hơn không? 

 

Giang thì hơi khác một xíu. Kể cả cái tuổi mà thanh niên, trừ những khi ham xem phim, đi chơi quá thôi chứ Giang vẫn thuộc dạng đi ngủ khá sớm. Nó giống như thói quen trước đây của mình là ngủ sớm rồi, thành ra là sau này có bé hay gì đi nữa thì cái việc mà ngủ này 

kia nó chỉ bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố thôi.

 

Hồi xưa tui cũng không nghĩ là dễ ngủ là một món quà cho tới khi quen bà.Bà nghiên cứu postcast ngủ nhiều nên tui mới phát hiện là rất là nhiều người khó ngủ. Khi đó tui mới suy nghĩ sao mình dễ ngủ vậy ta? Tui ngủ đến mức mà nhiều khi là ví dụ như đi trên đường á mà khi mà mình ngủ á là có khi là vừa lái xe vừa ngủ luôn á.  Nói chung là dễ ngủ đế mức độ vậy. Sau đó, tui phát hiện tui là một người suy nghĩ rất đơn giản,  logic ở trong đầu rất là đơn giản cho nên là lúc bặt lưng xuống ngủ là không suy nghĩ quá nhiều. Đó cũng là một cái bí quyết để mà giúp cho cái giấc ngủ của mình nó đến dễ dàng hơn. 

 

Bà nghĩ sao nếu như chúng ta tập một cái thói quen là lắng nghe bản thân nhiều hơn có tác động tích cực đến giấc ngủ chúng ta không?  

 

Cái đó nó đều hiển nhiên, vì khi mình lắng nghe bản thân, lắng nghe nội tâm thì nó sẽ được đầy lên. Gần đây không biết vì sao có rất là nhiều người bị khó ngủ khó ngủ, đến mức mà phải uống thuốc ngủ hàng ngày để mà đi ngủ.  Mọi người cho rằng đó là do Covid, tui không biết nữa. Có thể thuốc ngủ đánh lừa thần kinh, đến một lúc bị lờn thuốc. 

 

Phải có bác sĩ khám và chỉ định đàng hoàng mới sử dụng được chứ đâu phải tự nhiên khơi khơi mà mình uống ha! 

 

Tui thấy mọi người ít đi vào cốt lõi vấn đề.  Hầu như chúng ta khó đi vào giấc ngủ nó là bởi vì một trạng thái não bộ mình nó quá căng. Mình phóng ra bên ngoài quá nhiều. Mình luôn đi tìm niềm vui ở bên ngoài, tìm cái sự đồng cảm và sự công nhận ở bên ngoài.  Khi đó chúng ta sẽ rơi vào một cái bẫy gọi là cái bẫy nạn nhân. Khi có vấn đề xảy ra, chúng ta luôn cảm thấy chúng ta là nạn nhân là có một ai đó. Cảm thấy người ta  làm cho mình bị như vậy chứ không phải lỗi từ người khác. 

 

Mình sẽ nghĩ là bởi vì người đó nên mình mới nghĩ mình là nạn nhân, ấm ức phải không? 

 

Cảm giác như kiểu “Tôi đang hy sinh cho con. Tôi đang hy sinh cho gia đình.” Hãy tưởng tượng bà đang có một cái bình nước, bà nghiêng ra rót cho người này,  bà rót cho người kia, rót cho người nọ. Lúc đó cái bình sẽ rỗng. Như mà hạnh phúc thì không phải là như vậy. Tự thân mình đầy, khi mình đầy nó tự nó tràn ra bên ngoài. Đó mới là cái hạnh phúc tự nhiên nhất! Khi lắng nghe chính mình, chúng ta bắt đầu ý thức về cái việc làm đầy bởi vì tư duy của mình nó bị như vậy là cũng là do giáo dục của một thế hệ. Đặc biệt là trong cái thế hệ 7x 8x thì bị rất là nặng. Họ luôn được giáo dục là con phải lắng nghe thầy cô, con phải lắng nghe cha mẹ, con phải là một em bé ngoan, con phải biết hy sinh cho người này cũng phải biết hy sinh cho người kia,  nên đó cũng không phải lỗi của họ. Đó là cả một

hệ thống giáo dục suốt một cái quá trình dài. Vậy nên điều đầu tiên, khi mà mình lắng nghe chính mình, ý thức về là mình có một cái mô thức đang chạy tự động.  Mình bắt đầu mình nhấn cái nút STOP  lại cho nó dừng.  Sau đó, bắt đầu mình mới suy nghĩ cái cách mình gỡ rối. Quá trình mình lắng nghe bản thân đó là cách mình gỡ mình gỡ từng cái gút một. Khi mà mình mình bắt đầu mình gỡ thì bên trong mình nó đầy . Khi nó đầy thì tự nhiên mình thấy mình đủ đầy. Khi ấy mình sẽ không thấy mệt mỏi, bớt căng thẳng. Mình cũng cảm thấy không cần phải tỏ ra tích cực. Vì đó đã ở đây rồi. Sự tích cực không đầy là sự tích cực độc hại. Mình cảm thấy là phải trở thành một con người tích cực thì nó mới tốt, nhưng mà nó giống như là mình lấy cái cục đá mình đè lên đám cỏ.  Nhưng  khi lấy cái cục đá ra thì đám cỏ vẫn còn y nguyên. Vấn đề chưa được giải quyết triệt để nên chúng ta vẫn tiếp tục bị căng thẳng. Việc lắng nghe chính mình nó làm cho nội tâm mình được đủ. Tinh thần mình được đủ, tự nhiên mình sẽ bước vào giấc ngủ rất là dễ dàng. 

 

Đó là lý do tui muốn trò chuyện với bà về cái việc mà lắng nghe bản thân. Vì tui biết bà đang làm rất tốt việc này. 

 

Cảm ơn bạn đã đọc đến đây! Mời các bạn nghe thêm Full tại kênh Cô Hai Podcast nhé! 

Link nghe Youtube: https://www.youtube.com/watch?v=J7MORRvTc3I&t=194s

Link nghe Audio: https://podcasters.spotify.com/pod/show/cohaipodcast/episodes/Lng-Nghe-Chnh-Mnh–Giang-Trn–Night-Talk-01-e2av123?fbclid=IwAR0HM24Y5De15v_n3pu8dCSfTiJ6CaiJe2XxgeBRe-VLncQqtHzCltOBKSY

Link nghe Spotify: https://open.spotify.com/episode/6yjDtrWf7A1JabNHtXhMh2?si=8028f893dc39414a

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *